Tuyển dụng

Đăng nhập

Đăng ký

TRI THỨC

Anh Huỳnh Dư
Anh Huỳnh DưGiám Đốc Công ty TNHH MTV Lúa gạo Huỳnh Dư
Read More
"Đối với Dư, khi chưa học lớp này thì giống như mình chỉ đang sống nửa cuộc đời thôi vậy. Cứ mỗi khóa Lãnh đạo bằng Sứ mệnh được tổ chức thì Dư đều sắp xếp tham gia lại. Dù đã ở trên thương trường 20 năm nay, nhưng điều mong muốn lớn nhất chính là được trở về với chính con người thật nhất của mình. Nhờ thầy Thi, nhờ khóa học, mình đã tìm lại được và có thể đứng đây chia sẻ với các bạn một cách rất thoải mái như thế này."
Chị Phạm Thị Thu Tâm
Chị Phạm Thị Thu TâmGiám Đốc Công ty CP TMDV Dầu khí Hải Phát
Read More
"Chị cảm nhận được bản thân dần dần có nhiều thay đổi tích cực từ bên trong, nhân sự của chị cũng cảm nhận được điều này. Hệ thống thói quen tốt của chị được xây dựng, bớt nóng tính với nhân viên và gia đình, biết cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực của bản thân. Giờ đây, chính chị có thể tự tháo gỡ vấn đề của mình, đặc biệt biết cách coaching cho đội ngũ nhân viên của mình. Giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn ở thời điểm hiện tại"
Anh Vũ Văn Liêm
Anh Vũ Văn LiêmTổng Giám Đốc Công ty CPĐT&XD Vina E&C
Read More
Từ tư duy "học cho biết", tôi nhận được nhiều hơn mình mong đợi. Bởi “mình sẽ không biết những gì mình không biết”.Cho tới khi đến lớp, tôi mới nhận thức những điều mình không biết và học cách biến chúng thành của mình..Học để không còn đơn thuần là một nhà lãnh đạo mà là một nhà lãnh đạo được "mến phục". Học để bứt phá doanh thu của công ty. Học để mang lại kết quả cho hàng trăm nhân sự trong công ty tôi qua sự chuyển đổi.
Previous
Next

Làm thế nào để cân bằng cuộc sống và công việc hiệu quả?

Cuộc sống giống như đi xe đạp. Nhanh hay chậm không quan trọng, thậm chí đứng yên cũng chẳng sao, nhưng bạn luôn phải giữ được thăng bằng. Chỉ khi đạt được trạng thái cân bằng bạn mới có thể nhìn rõ con đường phía trước và vững tay lái hướng đến mục tiêu. 

Bài viết dưới đây sẽ là chìa khóa giúp bạn tìm ra cách cân bằng cuộc sống vốn đang đảo lộn của mình.

Tác hại của việc mất cân bằng cuộc sống và công việc

“Cân bằng không phải là quản lý thời gian tốt hơn, mà là quản lý ranh giới tốt hơn. Cân bằng có nghĩa là đưa ra những lựa chọn và tận hưởng những lựa chọn đó” – Betsy Jacobson.

Sự cân bằng là cốt lõi của sự tồn tại. Chẳng hạn nếu một người bị bệnh, điều đó có nghĩa là sự cân bằng về sức khỏe của họ bị ảnh hưởng và cần được phục hồi lại. Tương tự như vậy, nếu thiếu sự cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân, bạn sẽ nhanh chóng bị kiệt sức hoặc gặp phải những hậu quả khó lường.

Sự cân bằng là cốt lõi

Mất cân bằng trong cuộc sống và công việc sẽ khiến thần kinh bị căng thẳng, làm con người mất tập trung, thường xuyên bất an, cáu bẩn, lo lắng và dần dần hủy hoại các mối quan hệ của chúng ta.

Nếu tình trạng này kéo dài có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến chúng ta dễ mắc bệnh về thể chất như đau đầu, đau lưng, bệnh tim và nhiều căn bệnh mãn tính nghiêm trọng khác.

Không ít các nghiên cứu khoa học gần đây đã khẳng định người bị căng thẳng thần kinh kéo dài có nguy cơ bị bệnh tim cao hơn người bình thường.

Ngoài ảnh hưởng của tính cách trên thì tính chất công việc, thói quen làm việc cũng tác động đến sự mất cân bằng này.

Bạn đã biết cách để cân bằng lại cuộc sống của chính mình chưa. Đọc bài dưới đây để hiểu rõ hơn bạn nhé.

Mẹo giúp bạn lấy lại trạng thái cân bằng cho cuộc sống và công việc

“Tôi tin rằng sự thành công đồng nghĩa với việc đạt được sự cân bằng về trạng thái thành công trải đều khắp nhiều khía cạnh trong cuộc sống của bạn. Bạn không thể được coi là thành công thật sự trong công việc kinh doanh nếu đời sống riêng tư của bạn đang gặp trục trặc” – Zig Ziglar.

Quản lý thời gian khoa học

Một trong những nguyên nhân chính khiến bạn luôn bị stress là không biết cách quản lý thời gian. Hãy sắp xếp lịch làm việc và các công việc khác trong ngày một cách khoa học và hợp lý, chuyện nào cần làm trước, chuyện nào cần ưu tiên. Đồng thời đưa ra những mục tiêu thực tế và thời hạn để hoàn thành.

Tuân thủ theo thời gian biểu đó, cuộc sống của bạn sẽ trở nên ngăn nắp và nhẹ nhàng hơn, 24 giờ trong ngày được sử dụng một cách hiệu quả.

Phân tích tình hình hiện tại của bạn là bước khởi đầu để đạt được cuộc sống cân bằng. Ghi lại nhật ký thời gian về mọi việc bạn làm trong một tuần, bao gồm cả các hoạt động liên quan đến công việc và cá nhân.

Những thông tin này sẽ giúp bạn mở rộng tầm mắt, giúp bạn hiểu cách bạn đang sử dụng và bạn đang mất thời gian ở đâu, để từ đó đem ra cho mình một cách quản lý thời gian hiệu quả nhất.

Xem thêm các Nguyên tắc “Vàng” quản lý thời gian hiệu quả

Lập kế hoạch thời gian cá nhân và công việc

Những người thành công lập kế hoạch công việc của họ và sau đó thực hiện kế hoạch của họ. 

Để một ngày làm việc đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên thiết lập một lịch trình cho ngày làm việc của mình. Dành ra 10 đến 20 phút vào đầu mỗi ngày (hoặc tối hôm trước) để lên kế hoạch cho các nhiệm vụ và hoạt động của bạn cho cả ngày hôm sau của bạn.

Bạn lên kế hoạch cụ thể cho 8 giờ làm việc, phân bổ thời gian dự kiến cho từng công việc, đặc biệt là những công việc quan trọng. Từ đó, bạn đã có trong tay danh sách các công việc phải làm theo một cách hợp lý nhất.

Ngoài ra cũng đừng quên lập cho mình một kế hoạch nghỉ ngơi đầy đủ sau 8 tiếng làm việc mệt mỏi. Dành một khoảng thời gian ngắn để nghỉ ngơi thực sự sẽ giúp bạn có một ngày mới, bắt đầu công việc mới hiệu quả hơn.

Chuẩn bị cho mình tách trà hoặc cà phê và thả lỏng hoàn toàn trí óc trước khi bắt đầu công việc, sẽ giúp bạn có một cảm giác tươi mới hơn đấy.

Đặt ra các mục tiêu rõ ràng

Những người thành công luôn được dẫn dắt bởi tầm nhìn về tương lai của mình. Để giúp cho họ đi đúng hướng và luôn tràn đầy động lực, việc đặt ra các mục tiêu rõ ràng, cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn, sẽ cho phép họ đạt đến những ước mơ lớn lao của đời mình.

Lập danh sách các việc cần làm và biến chúng thành các mục tiêu cụ thể và có thể đo lường được, và thực hiện các nhiệm vụ quan trọng trước tiên và loại bỏ những công việc không cần thiết. Khi bạn càng kiểm soát được công việc của mình thì bạn sẽ ít bị căng thẳng hơn. Vì vậy, hãy thực tế về khối lượng công việc và thời hạn. 

Việc đặt ra các mục tiêu cụ thể và đo lường được sẽ cho bạn cơ hội tốt nhất để thay đổi cách sống và cách làm việc của mình. Chúng giúp bạn tiến về phía trước và tạo đà tiếp tục đi lên mỗi ngày. 

Như Dan Sullivan đã nói: “Tương lai của bạn cũng là tài sản của bạn. Nếu bạn không xác lập quyền sở hữu của mình đối với nó, thì những người khác sẽ rất sẵn lòng làm thay bạn.”

Hãy học cách làm thế nào để đặt ra các mục tiêu rõ ràng với: Thiết Lập Mục Tiêu Thông Qua Các Lĩnh Vực Của Bánh Xe Cuộc Đời

Tìm một công việc mà bạn yêu thích

Công việc không phải là thứ duy nhất trong cuộc sống của bạn. Một công việc tốt sẽ hỗ trợ bạn đạt được cả hai khía cạnh là tài chính và cảm xúc.

Nếu bạn ghét những gì bạn đang làm, bạn sẽ không hạnh phúc. Bạn không cần phải yêu thích mọi khía cạnh của công việc nhưng đó phải là công việc đủ thú vị để bạn không cảm thấy sợ hãi khi thức dậy mỗi sáng.

Để tìm được sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc một cách tốt nhất, bạn nên tìm một công việc mà bạn có niềm đam mê và bạn sẵn lòng làm việc mà không quá đòi hỏi về vấn đề lương thưởng.

“Nếu công việc của bạn đang làm bạn kiệt quệ, và bạn cảm thấy khó khăn khi làm những việc bạn yêu thích ngoài công việc, thì đã có điều gì đó không ổn”.

Bạn có thể đang làm việc trong một môi trường không tốt, hoặc làm một công việc mà bạn thực sự không yêu thích thì đã đến lúc bạn phải tìm một công việc mới.

Ưu tiên những việc quan trọng

Cân bằng giữa cuộc sống và công việc không thể thành công nếu không thiết lập mức độ ưu tiên hiệu quả. Học cách đặt thứ tự ưu tiên cho những thứ quan trọng nhất và nói không với những thứ không quan trọng. 

Bạn có thể chia các nhiệm vụ đó thành bốn loại.

  • Khẩn cấp và quan trọng
  • Quan trọng nhưng không khẩn cấp
  • Khẩn cấp nhưng không quan trọng
  • Không khẩn cấp cũng không quan trọng.

Nếu bạn nhìn vào danh sách những điều cần làm của mình, thì có bao nhiêu việc là thật sự thiết yếu? Bao nhiêu việc bắt buộc phải hoàn thành trong ngày hôm đó?

Xác định Ưu tiên

Xác định các ưu tiên của bạn là một hành động để cân bằng cuộc sống và công việc, nhưng điều quan trọng là phải liên tục đánh giá việc sử dụng thời gian của bạn. Hạn chót cho công việc này là khi nào? Điều này quan trọng như thế nào đối với tôi? Ai được lợi từ những cố gắng này và những người đó có ý nghĩa như thế nào đối với tôi? 

Tất cả bắt đầu từ chỗ hiểu rõ tương lai tươi đẹp và lớn lao hơn mà bạn đang hướng tới. Có phải bạn đang lên kế hoạch cho một năm sắp tới? Hay là 3 năm? 10 năm? Bạn đang làm gì để đạt được nó?

Đó là tất cả những câu hỏi có thể giúp bạn liệt kê những công việc trong danh sách ưu tiên của mình. Một khi đã thiết lập ra các kế hoạch và mục tiêu thì đích đến để đạt được những ước mơ lớn lao của mình sẽ nhanh đến hơn nhiều đấy.

Kết quả đạt được

Bạn có thể xây dựng các mục tiêu kết quả cần đạt trong 30 hay 90 ngày, những điều mà bạn thực sự muốn đạt được trong một quý sắp tới, rồi sau đó triển khai quá trình để đạt được chúng. Từ bản kế hoạch này bạn sẽ hiểu rõ các mục tiêu ưu tiên của mình và thời gian của mình nên được tập trung vào đâu.

Chăm sóc, hoàn thiện bản thân

Một trong những cách hay nhất để tạo ra một môi trường làm nền tảng cho tính sáng tạo và năng suất làm việc cao trong tương lai là hãy cho phép mình thoát ra khỏi lối sống nhàm chán ngày qua ngày, và trút bỏ hết tất cả những hoạt động có liên quan với công việc đi.

Tạm ngưng công việc để chăm sóc cho bản thân, bạn sẽ nhìn rõ được những điều quan trọng nhất đối với mình, cả trong hiện tại lẫn tương lai, và sau đó bạn sẽ trở lại với tinh thần tươi mới, sung sức và đầy động lực.

Khi lịch làm việc của chúng ta dày đặc và áp lực ngày càng nhiều, thì sự cám dỗ của việc lười tập thể dục và lười nấu ăn lại tăng.

Thức ăn nhanh là một cách tiện lợi để tiết kiệm thời gian, nhưng thường xuyên ăn thức ăn nhanh sẽ nhanh chóng dẫn đến các vấn đề về cân nặng và sức khỏe.

Kết hợp điều đó với việc lười tập thể dục, bạn sẽ nhận thấy chất lượng cuộc sống của mình giảm sút, cuối cùng có thể dẫn đến trầm cảm và mất năng suất.

Dành thời gian để nạp năng lượng tươi mới cho mình, phát triển bản thân, nó cũng đồng nghĩa với việc bạn đang tạo ra một trạng thái cân bằng cuộc sống và công việc tốt hơn.

Ưu tiên sức khỏe của bạn

Bạn nên quan tâm đến các vấn đề về sức khỏe thể chất, tình cảm và tinh thần của bạn. Đừng để những nỗi lo lắng và trầm cảm lấn át bạn. Nếu bạn làm việc quá sức thì cơ thể của bạn sẽ không thể nào khá hơn được và có thể bạn phải dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi trong tương lai.

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, không có sức khỏe thì con người không thể làm được điều gì, nếu bạn không có được phong độ tốt về thể chất, tinh thần và tình cảm, thì cả cuộc sống công việc và cuộc sống cá nhân của bạn đều sẽ bị ảnh hưởng.  

Vì thế muốn lấy lại sự hứng khởi và cân bằng cuộc sống và công việc, bạn cần phải chú ý đến sức khỏe của mình bằng việc ăn uống điều độ, tập thể dục hàng ngày. Nhất là khi bạn cảm thấy căng thẳng, gần như gục ngã trong cuộc sống và stress khiến bạn ăn uống không ngon miệng, ngủ không đủ giấc sẽ càng làm cho bạn trở nên mệt mỏi.

Việc đặt sức khỏe của bạn lên hàng đầu sẽ biến bạn trở thành một nhân viên tốt và một con người khỏe mạnh. Bạn có thể sẽ bỏ dở một số công việc, nhưng khi trạng thái của bạn tốt dần lên thì bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và làm việc hiệu quả hơn.

Ưu tiên sức khỏe của bạn không nhất thiết phải bao gồm các hoạt động cấp tiến hoặc cực đoan. Nó có thể đơn giản như tập thể dục hàng ngày. 

Dành thời gian cho bản thân và những người thân yêu của bạn

Hãy lưu ý bản thân mình rằng việc làm việc quá sức hoặc hy sinh cuộc sống cá nhân vì công việc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và các mối quan hệ của mình.

Hãy tập cho bản thân mình thói quen thư giãn, vận động cơ thể, tham gia các hoạt động thể dục thể thao hoặc dành thời gian cho những sở thích cá nhân.

Vài phút thư giãn đơn giản như nghe nhạc cũng có tác dụng giúp chúng ta hạ huyết áp và cân bằng nhiều hoạt động chuyển hóa trong cơ thể chúng ta.

Hãy luôn tự nhắc nhở bản thân rằng việc dành thời gian cho những điều mình yêu thích cũng quan trọng và đáng đầu tư tương đương công việc hay sự nghiệp lâu dài, có như vậy, chúng ta mới có thể có được một cuộc sống thực sự hạnh phúc và trọn vẹn.

Nếu có thể tạo ra thêm một ít khoảng thời gian trống để dành cho những người thân yêu, bạn sẽ nhận thấy một sự khác biệt to lớn trong việc cân bằng cuộc sống và công việc của mình đấy.

Hãy suy nghĩ khác biệt và sống một cách thật khác biệt

“Nếu bạn đang cố gắng thay đổi một kịch bản nào đó trong cuộc sống của mình, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ và trải nghiệm một số thành công” – Brooks.

Quá trình đạt được sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc giống như trở thành một vận động viên chuyên nghiệp vậy. Cần phải có một nỗ lực phối hợp để lấy lại vóc dáng và một nỗ lực không ngừng để duy trì như vậy. Những người cam kết thực hiện sẽ gặt hái được những lợi ích to lớn về sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Việc tạo ra sự cân bằng cách bạn suy nghĩ, cách bạn làm việc và cách bạn sử dụng thời gian là điều thiết yếu cho sức khỏe dài lâu cũng như trạng thái khỏe mạnh về tinh thần của bạn. 

Hãy thay đổi suy nghĩ, hãy thay đổi cách sống, hãy sống một cuộc sống thật viên mãn. Kiểm soát công việc của bạn, chủ động với thời gian của bạn để tìm cho mình một cuộc sống cân bằng.

Niềm khát khao tạo ra sự thay đổi đó chỉ có thể xuất phát từ trong nội tại bản thân con người bạn. 

Hi vọng rằng những chiến lược và mẹo vặt này sẽ giữ bạn luôn đi đúng hướng! Sẽ là chìa khóa để giúp bạn tìm lại sự cân bằng cuộc sống và công việc của chính mình.