1. Khái niệm lãnh đạo và quản lý
Lãnh đạo (Leader) là những người đứng đầu, kiểm soát một tổ chức, tập thể riêng biệt. Lãnh đạo là người định ra phương hướng, tạo ra những kế hoạch cụ thể và truyền cảm hứng cho tập thể. Công việc của các nhà lãnh đạo là làm tư tưởng, tạo động cơ hoạt động cho mọi người.
Quản lý (Manager) là những người chịu trách nhiệm về khía cạnh quan trọng của dự án, công việc, một đội. Công việc của các nhà quản lý là làm kế hoạch, tổ chức và điều phối.

2. Sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo
“Có một sự khác biệt rất rõ nét giữa quản lý và lãnh đạo, và cả hai đều quan trọng. Quản lý nghĩa là dẫn dắt, hoàn thành công việc, chịu trách nhiệm và tiến hành. Lãnh đạo là tạo ảnh hưởng, là dẫn dắt định hướng về cách thức, tiến trình, hành động và quan điểm. Sự khác biệt này rất quan trọng” – Theo Warren Bennis.
Sự khác biệt cơ bản giữa lãnh đạo và quản lý:
Lãnh đạo | Quản lý |
Người cải tiến | Người trông nom |
Người nguyên bản | Người copy |
Đưa ra ý tưởng | Thực thi ý tưởng |
Tập trung vào phát triển | Chú trong việc duy trì |
Quan tâm đến vấn đề con người | Quản lý tới hệ thống và cấu trúc |
Truyền cảm hứng cho nhân viên bằng niềm tin | Duy trì giám sát dựa vào quyền điều hành |
Nhìn xa trông rông | Tập trung vào mục tiêu ngắn hạn |
Hỏi “Cái gì?”, “Tại sao?” | Hỏi “Làm sao?”, “Như thế nào?” |
Tìm cách thay đổi vấn đề | Thừa nhận vấn đề |
Là mấu chốt để gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong tập thể | Là người công tâm, khách quan, lãnh đạm và lo lắng cho mọi mặt của các hoạt động tập thể. |
>>> Xem vai trò của nhà lãnh đạo, tố chất để trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc!

3. Làm sao để từ Quản lý trở thành Lãnh đạo
Theo Michael Watkins thì người quản lý có thể trở thành người lãnh đạo. Quá trình chuyển biến gồm bảy bước quan trọng.
Bảy bước đó là:
- Bước 1: Từ chuyên gia trở thành nhà quản trị tổng hợp
- Bước 2: Từ nhà phân tích trở thành người hợp nhất chuyên môn
- Bước 3: Từ nhà chiến thuật trở thành chiến lược gia
- Bước 4: Từ thợ hồ trở thành kiến trúc sư
- Bước 5: Từ người giải quyết vấn đề trở thành người hoạch định
- Bước 6: Từ chiến binh trở thành nhà ngoại giao
- Bước 7: Từ thành viên hỗ trợ trở thành vai trò lãnh đạo.

4. Mối quan hệ giữa nhà Lãnh đạo và Quản lý
Để một tập thể phát triển nhanh chóng và bền vững thì cần có cả lãnh đạo và quản lý. Lãnh đạo là nhân trị còn quản lý là pháp trị. Và một tổ chức, doanh nghiệp thì cần cả hai điều đó. Quản lý gây tác động đến một nhóm người để đạt được mục tiêu công việc thì họ đang làm một lãnh đạo. Và ngược lại, khi lãnh đạo dấn thân để lập kế hoạch, kiểm soát đội ngũ nhân viên thì họ đang làm một quản lý. Cả hai vị trí này đều cố gắng xử lý các tác động, ảnh hưởng của mình đến một nhóm cá nhân để có thể đạt được mục tiêu đã đặt ra.

>>> Xem thêm: Xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong học tập hiệu quả!