BrainUP Training & Coaching

Đăng nhập

Tuyển dụng

Đăng nhập

Đăng ký

LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN TRỊ

Anh Huỳnh Dư
Anh Huỳnh DưGiám Đốc Công ty TNHH MTV Lúa gạo Huỳnh Dư
Read More
"Đối với Dư, khi chưa học lớp này thì giống như mình chỉ đang sống nửa cuộc đời thôi vậy. Cứ mỗi khóa Lãnh đạo bằng Sứ mệnh được tổ chức thì Dư đều sắp xếp tham gia lại. Dù đã ở trên thương trường 20 năm nay, nhưng điều mong muốn lớn nhất chính là được trở về với chính con người thật nhất của mình. Nhờ thầy Thi, nhờ khóa học, mình đã tìm lại được và có thể đứng đây chia sẻ với các bạn một cách rất thoải mái như thế này."
Chị Phạm Thị Thu Tâm
Chị Phạm Thị Thu TâmGiám Đốc Công ty CP TMDV Dầu khí Hải Phát
Read More
"Chị cảm nhận được bản thân dần dần có nhiều thay đổi tích cực từ bên trong, nhân sự của chị cũng cảm nhận được điều này. Hệ thống thói quen tốt của chị được xây dựng, bớt nóng tính với nhân viên và gia đình, biết cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực của bản thân. Giờ đây, chính chị có thể tự tháo gỡ vấn đề của mình, đặc biệt biết cách coaching cho đội ngũ nhân viên của mình. Giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn ở thời điểm hiện tại"
Anh Vũ Văn Liêm
Anh Vũ Văn LiêmTổng Giám Đốc Công ty CPĐT&XD Vina E&C
Read More
Từ tư duy "học cho biết", tôi nhận được nhiều hơn mình mong đợi. Bởi “mình sẽ không biết những gì mình không biết”.Cho tới khi đến lớp, tôi mới nhận thức những điều mình không biết và học cách biến chúng thành của mình..Học để không còn đơn thuần là một nhà lãnh đạo mà là một nhà lãnh đạo được "mến phục". Học để bứt phá doanh thu của công ty. Học để mang lại kết quả cho hàng trăm nhân sự trong công ty tôi qua sự chuyển đổi.
Previous
Next

Phong các lãnh đạo là gì? 9 phong cách lãnh đạo phổ biến!

Phong cách lãnh đạo của mỗi nhà lãnh đạo là khác nhau và có thể phản ánh giá trị, thái độ, kỹ năng và kiến thức của họ. Định hình phong cách lãnh đạo là rất quan trọng để giúp người lãnh đạo cải thiện điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, đồng thời phát triển nghề nghiệp và cá nhân. Hãy tìm hiểu thêm về phong cách lãnh đạo để trở thành một nhà lãnh đạo thành công.

Phong cách lãnh đạo là gì?

Phong cách lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo và ảnh hưởng đến nhóm người để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Nó xác định cách nhà lãnh đạo tiếp cận kế hoạch và chiến lược để hoàn thành mục tiêu, đáp ứng kỳ vọng kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển của tổ chức. Thông qua việc áp dụng nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, nhà lãnh đạo có thể hiệu quả giải quyết các tình huống kinh doanh đa dạng.

Tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo

Giúp nhà lãnh đạo nắm quyền sở hữu, kiểm soát và chịu trách nhiệm về quy mô, phạm vi của các nhiệm vụ phía trước.

Phong cách lãnh đạo phù hợp sẽ thúc đẩy tổ chức phát triển, là điều kiện tốt để các thành viên ngày càng hoàn thiện hơn về tư duy, kỹ năng, trình độ, phẩm chất, năng lực.

Ngược lại, nếu nhà lãnh đạo hoạt động với một phong cách lãnh đạo không phù hợp thì sẽ kìm hãm sự phát triển của tổ chức, các thành viên trong tổ chức sẽ thiếu gắn kết và thiếu tôn trọng lẫn nhau, giảm tinh thần hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, dẫn đến hiệu quả công việc ngày càng đi xuống.

Các loại phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay

1. Phong cách lãnh đạo độc đoán

Phong cách lãnh đạo độc đoán (Autocratic leadership) là phong cách mà các nhà lãnh đạo đưa ra quyết định một cách độc lập mà không cần lắng nghe ý kiến, đóng góp từ người khác. Phong cách này được sử dụng trong những tình huống khẩn cấp, không thể lấy ý kiến của cả đội nhóm được. 

Hiệu quả trong tình huống khẩn cấp: Khi đối mặt với những tình huống khẩn cấp hoặc quyết định phải được đưa ra một cách nhanh chóng, phong cách lãnh đạo độc đoán có thể hiệu quả hơn bởi nhà lãnh đạo có khả năng quyết đoán và không cần phải tham khảo ý kiến của những người khác.

2. Phong cách lãnh đạo dân chủ

Phong cách lãnh đạo dân chủ (Democratic leadership) hoàn toàn trái ngược với kiểu lãnh đạo độc đoán. Các nhà lãnh đạo dân chủ rất minh bạch, họ cung cấp mọi thông tin cần thiết cho các thành viên và lắng nghe ý kiến của đội nhóm. Phong cách này khuyến khích tất cả mọi người nêu lên quan điểm, ý tưởng của mình, cùng nhau tìm ra giải pháp.

Người có phong cách này là người luôn coi trọng các cuộc thảo luận nhóm, ưu tiên sự sáng tạo và đổi mới cũng như tập trung vào sự phát triển. Các nhà lãnh đạo dân chủ thường là những người giỏi hòa giải, linh hoạt và dành nhiều thời gian để xem xét ý kiến ​​đóng góp của người khác trong các quyết định cuối cùng của họ. 

3. Phong cách lãnh đạo ủy quyền

Phong cách lãnh đạo ủy quyền (Laissez-faire leadership) tức là người lãnh đạo ủy quyền và trách nhiệm cho các nhân viên để họ đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề, cho phép họ tự quản lý và tự chịu trách nhiệm trong việc hoàn thành các tác vụ và đạt được mục tiêu mà nhà lãnh đạo giao phó. Tuy nhiên nhà lãnh đạo đó vẫn phải chịu mọi trách nhiệm về nhóm của mình.

Phong cách này thường áp dụng cho những doanh nghiệp có đội ngũ giàu kinh nghiệm. Nhà lãnh đạo có phong cách này thường cảm thấy thoải mái với những sai lầm và ưu tiên quyền tự do lựa chọn tại nơi làm việc.

4. Phong cách lãnh đạo huấn luyện

Lãnh đạo theo phong cách huấn luyện (Coaching leadership) tập trung vào việc xác định và nuôi dưỡng những điểm mạnh của từng thành viên trong nhóm. Đồng thời phát triển các chiến lược để thúc đẩy sự hợp tác, khuyến khích các thành viên học hỏi và xây dựng mối quan hệ bền chặt.

Nhà lãnh đạo có phong cách huấn luyện thường sẽ có kỹ năng giao tiếp tốt, đóng vai trò như một huấn luyện viên, hỗ trợ và giúp đỡ nhân viên phát triển kỹ năng và năng lực của họ. Người lãnh đạo sử dụng các kỹ thuật huấn luyện để giúp nhân viên hoàn thiện và nâng cao kỹ năng, tăng cường sự tự tin và động lực trong công việc.

5. Phong cách lãnh đạo chuyển đổi

Lãnh đạo chuyển đổi (Transformational leadership) là phong cách mà nhà lãnh đạo sẽ truyền cảm hứng cho các thành viên trong nhóm vượt ra khỏi vùng an toàn, nâng cao tiêu chuẩn và giúp họ đạt được những thứ mà họ nghĩ rằng mình không bao giờ có thể làm được.

Lãnh đạo theo phong cách này sẽ thúc đẩy một cách nhất quán cho đến khi công việc, con người, tổ chức của họ trải qua một sự chuyển đổi hoặc được cải thiện đáng kể. Các nhà lãnh đạo chuyển đổi thường sở hữu mức độ chính trực cao, trí tuệ cảm xúc, tầm nhìn về tương lai, sự đồng cảm và kỹ năng giao tiếp tốt.

6. Phong cách lãnh đạo giao dịch

Phong cách lãnh đạo giao dịch (Transactional leadership) là khi nhân viên làm tốt sẽ được thưởng, làm chưa đạt phải bị phạt. Đây là phong cách thiết lập vai trò và trách nhiệm cho từng thành viên trong nhóm, khuyến khích công việc được hoàn thành theo đúng tiến độ.

7. Phong cách lãnh đạo quan liêu

Lãnh đạo quan liêu (Bureaucratic leadership) là kiểu lãnh đạo có quy tắc, tức là mọi quy trình, quy định phải luôn tuân thủ theo chính sách đã đặt ra, không được linh hoạt thay đổi. Nhà lãnh đạo có thể lắng nghe và xem xét ý kiến ​​đóng góp của nhân viên, nhưng họ có thể từ chối nếu ý kiến ​​đóng góp đó không phù hợp với chính sách của công ty hoặc các thông lệ trước đây.

Lãnh đạo quan liêu phù hợp với các công việc liên quan đến rủi ro an toàn hoặc quản lý các mặt hàng có giá trị với số lượng lớn như tiền hoặc vàng. Phong cách này cũng lý tưởng để quản lý nhân viên thực hiện công việc thường ngày.

8. Phong cách lãnh đạo phục vụ

Phong cách lãnh đạo phục vụ (Servant leadership) là kiểu ưu tiên phục vụ tổ chức rồi mới tới các nguyên tắc của nhà lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo phục vụ sẽ cố gắng tìm mọi cách để phát triển, truyền cảm hứng cho những thành viên trong nhóm đạt được kết quả tốt nhất. Phong cách này yêu cầu các nhà lãnh đạo có sự đồng cảm, thấu hiểu, tính chính trực và hào phóng cao.

9. Phong cách lãnh đạo theo tình huống

Lãnh đạo theo tình huống (Situational leadership) là phương pháp thay đổi linh hoạt dựa trên những tình huống cụ thể, trong đó bao gồm tầm quan trọng của nhiệm vụ, năng lực và tinh thần của những người đảm nhận nhiệm vụ đó.

Nhà lãnh đạo tình huống là người có kỹ năng giao tiếp tốt, họ cũng có khả năng phân tích những thay đổi của thị trường, có thể nhanh chóng đánh giá, cập nhật quy trình để đảm bảo cơ cấu vận hành. Phong cách này phù hợp với các công ty mới thành lập hoặc doanh nghiệp yêu cầu thay đổi thường xuyên và sự hỗ trợ linh hoạt. 

10. Phong cách lãnh đạo Pacesetter

Các nhà lãnh đạo theo phong cách Pacesetter chủ yếu tập trung vào hiệu suất làm việc của người lao động và đặt ra các tiêu chuẩn cụ thể sau đó yêu cầu các thành viên trong nhóm của họ phải chịu trách nhiệm về việc đạt được mục tiêu của họ.

>>> Bạn có đang là một nhà lãnh đạo tài ba! Tìm hiểu thêm

Yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo

Tổ chức: Tổ chức có môi trường làm việc cụ thể với các giá trị riêng, đó là sự kết hợp của người sáng lập, các nhà lãnh đạo trong quá khứ và hiện tại, lịch sử doanh nghiệp. Chính vì vậy, văn hóa doanh nghiệp rất khó thay đổi, bởi các mục tiêu, giá trị hoặc dịch vụ đã tạo nên cá tính riêng biệt của tổ chức.

Do đó, để tổ chức vận hành một cách tốt nhất, nhà lãnh đạo nên dành thời gian tự thích nghi và thay đổi cho phù hợp với văn hóa của môi trường làm việc mới.

Tâm lý: Tâm lý cũng ảnh hưởng nhiều tới phong cách lãnh đạo của một người. Nếu nhà lãnh đạo đó hướng ngoại và quyết đoán, họ có thể thích giao lưu trực tiếp với cấp dưới thông qua những tương tác trực tiếp.

Nếu nhà lãnh đạo hướng nội và dè dặt hơn, họ có thể dẫn dắt bằng ví dụ hoặc giao tiếp bằng văn bản. Thay vì giải quyết vấn đề với toàn bộ thành viên, họ sẽ thoải mái hơn nếu gặp gỡ trực tiếp cấp dưới để đưa ra định hướng cho từng cá nhân.

Tầm nhìn và năng lực: Tầm nhìn và năng lực lãnh đạo có thể tác động đến phong cách của nhà lãnh đạo. Người mới đảm nhận vai trò lãnh đạo có xu hướng lãnh đạo theo các quy tắc hơn để tránh những sai lầm. Còn những nhà lãnh đạo đã có kinh nghiệm thì thường áp dụng linh hoạt các phong cách để phù hợp với tình huống cụ thể.

III. Cách định hình phong cách lãnh đạo phù hợp cho nhà quản trị

1. Các xác định phong cách lãnh đạo phù hợp

Để có thể xây dựng phong cách lãnh đạo phù hợp với bản thân mình, nhà quản trị có thể thử xét tới một vài các câu hỏi sau đây:

Bạn quan trọng điều gì hơn? Mục tiêu hay mối quan hệ?

  • Bạn lựa chọn hình thức làm việc theo hướng mục tiêu đã được định trước hay tự do lựa chọn?
  • Bạn muốn đưa ra quyết định một mình hay dựa trên ý kiến của tập thể?
  • Bạn và doanh nghiệp của bạn muốn tập trung vào mục tiêu dài hạn hay ngắn hạn?

>>> Nhà lãnh đạo có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?

2. Cách phát triển và cải thiện kỹ năng quản lý của lãnh đạo

Để phát triển và cải thiện kỹ năng lãnh đạo của bạn, hãy xem xét các cách cải thiện kỹ năng lãnh đạo sau:

  • Phát triển nhận thức tình huống

Một nhà lãnh đạo giỏi là người có thể nhìn thấy bức tranh toàn cảnh và lường trước được các vấn đề trước khi chúng xảy ra. Đây là một kỹ năng quan trọng và được đánh giá cao khi xử lý các dự án phức tạp. Khả năng nhìn thấy trước và đưa ra các đề xuất để tránh các vấn đề tiềm ẩn là vô giá đối với một nhà lãnh đạo. Khả năng này cũng giúp bạn nhận ra những cơ hội mà người khác bỏ qua, điều này chắc chắn sẽ khiến bạn được công nhận.

  • Khả năng truyền cảm hứng

Khả năng động viên và truyền cảm hứng sẽ giúp cho nhân viên cấp dưới có thêm sức mạnh, tình yêu đối với công việc để họ cộng tác tốt nhất có thể. Khi một thành viên trong nhóm cần sự khuyến khích hoặc hướng dẫn, hãy đề nghị và đưa ra lời khuyên giúp cho tổ chức. Đôi khi, tất cả những gì một người cần là một người lắng nghe và cảm thông.

  • Giải quyết xung đột

Thay vì phớt lờ và bỏ mặc những xung đột giữa các cá nhân trong cùng một nhóm thì hãy xử lý chúng bằng cách nói chuyện riêng với những người có liên quan. Ngoài ra, bạn có thể phân công lại các thành viên trong nhóm nếu xung đột không thể giải quyết được. Bằng việc giải quyết được mọi xung đột sẽ giúp nhóm làm việc hiệu quả hơn, nâng cao năng suất của tổ chức cũng như gắn kết tinh thần đồng đội. 

  • Hãy là một người biết lắng nghe và chọn lọc

Tùy thuộc vào phong cách làm việc của mỗi nhà quản trị mà sẽ có cách giải quyết vấn đề khác nhau. Nhưng, một đặc điểm quan trọng của một nhà lãnh đạo giỏi là người biết lắng nghe các đề xuất, ý tưởng và phản hồi từ người khác và xây dựng dựa trên chúng.

  • Nắm được bí quyết ủy quyền (giao việc) cho nhân viên của bạn

Để ứng dụng các phương pháp này một cách hiệu quả, một nhà lãnh đạo thành công sẽ không quản lý vi mô mà họ sẽ biết sử dụng nguồn lực nhân sự của mình để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đã đề ra. Giao việc cho nhân viên của bạn và để họ cảm thấy được trao quyền. Nếu bạn làm được điều này, họ sẽ cảm thấy được tham gia nhiều hơn và có nhiều cơ hội để phát triển các kỹ năng mới. Việc ủy ​​quyền sẽ cho phép bạn tập trung vào các mục tiêu mà bản thân cần đạt được.

>>> Top các chương trình đào tạo dành cho lãnh đạo và quản lý chuyên nghiệp

0914 288 922
Chat Messenger Chat Zalo