Nhịp độ của cuộc sống hiện đại ngày càng nhanh và đời sống của mỗi người cũng trở nên áp lực hơn trước. Chúng ta phải đối mặt với suy nghĩ tiêu cực nhiều hơn chúng ta tưởng. Và đôi lúc chính cảm giác giận dữ, cáu gắt, thất vọng như vậy có thể dẫn đến những hành động có ảnh hưởng xấu đến công việc và những mối quan hệ xung quanh của chúng ta.
Đây chính là lý do kỹ năng quản lý cảm xúc đã trở thành một khả năng ai cũng phải có. Nếu bạn rèn luyện được khả năng này, bạn sẽ có thế mạnh trong mọi mặt của cuộc sống.

Cảm xúc là gì và được hình thành như thế nào?
Cảm xúc đó chính là những phản ứng, thái độ, rung động, thay đổi của con người trước một vấn đề nào đó. Chúng sẽ bao gồm một loạt các thay đổi đột ngột về mặt cảm giác bên trong, nó sẽ ảnh hưởng và tác động rất lớn đến hành vi của một người trong khoảng thời gian ngắn ngủi.
Vì sao chúng ta cần phải quản lý tốt cảm xúc?
Trong cuộc sống
- Quản lý tốt bản thân: Bạn có thể kiểm soát được những hành vi bốc đồng và quản lý cảm xúc của mình theo chiều hướng lành mạnh, chủ động và thích ứng tốt với hoàn cảnh.
- Củng cố khả năng tự nhận thức: Hiểu cách quản lý cảm xúc ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của mình, bạn sẽ nhận thấy rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.
- Nhận thức xã hội: Quản lý suy nghĩ tiêu cực tốt giúp bạn có sự đồng cảm, nhu cầu và mối quan tâm của những người xung quanh.
- Quản lý mối quan hệ: Bạn sẽ biết cách duy trì, phát triển các mối quan hệ tốt đồng thời kiểm soát và điều tiết tốt suy nghĩ của mình trong giao tiếp.
Trong công việc
- Làm việc nhóm hiệu quả hơn: Người thông minh hơn về mặt cảm xúc thường có xu hướng giao tiếp tốt hơn, sẵn sàng chia sẻ ý tưởng của mình và biết lắng nghe ý kiến của người khác. Điều này giúp công việc nhóm được hoàn thành một cách hiệu quả hơn.
- Hạn chế xung đột không đáng có: Việc để cảm xúc lấn át sẽ khiến cuộc trò chuyện nhanh chóng xảy ra mâu thuẫn và đi tới xung đột. Việc quản lý được cảm xúc sẽ để lý trí đánh giá tình huống và đưa ra quan điểm sáng suốt hơn về ý kiến của đồng nghiệp.
- Thể hiện bản thân là người có hiểu biết: Người có hiểu biết sẽ luôn học hỏi và có những quy tắc chuẩn mực. Người quản lý cảm xúc tốt chắc chắn là người khôn ngoan, hiểu biết và có lối sống tích cực
Các bí quyết giúp quản lý tốt cảm xúc
Việc kiểm soát cảm xúc có thể gặp khó khăn do nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, có những phương pháp quản lý cảm xúc hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để đạt được sự cân bằng. Dưới đây là 5 phương pháp quản lý cảm xúc mà bạn có thể tham khảo:
Thiền
Thiền là một phương pháp mà bạn có thể sử dụng để giải thoát khỏi những suy nghĩ gây căng thẳng. Thiền giúp bạn tạo khoảng thời gian yên tĩnh để lựa chọn phản ứng tốt hơn trong những tình huống khó khăn. Ngoài ra, thiền cũng giúp thư giãn cơ thể và giảm căng thẳng.
Viết nhật ký
Viết nhật ký là một phương pháp giúp bạn quản lý cảm xúc theo nhiều cách khác nhau. Việc ghi chép những suy nghĩ có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng và tìm ra giải pháp cho các vấn đề mà bạn đang đối mặt.

Suy nghĩ tích cực
Một yếu tố quan trọng trong việc quản lý cảm xúc là suy nghĩ tích cực và lạc quan đối với vấn đề của bạn. Nhìn nhận các thách thức với một góc nhìn tích cực sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn và tìm ra các giải pháp hiệu quả.
Khám phá từ góc nhìn khác
Đôi khi, việc nhìn nhận một tình huống từ nhiều góc độ khác nhau giúp bạn nhìn thấy được tổng thể và không bị mắc kẹt trong các chi tiết nhỏ gây khó chịu. Hãy cố gắng sắp xếp lại tình huống và nhìn vào một bức tranh lớn hơn để có cái nhìn toàn diện.
Thể hiện cảm xúc
Mặc dù không phải là một phương pháp giải quyết vấn đề, nhưng việc thể hiện cảm xúc của bạn đến một người đáng tin cậy có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Bằng cách chia sẻ với người khác, bạn có thể nhận được sự hỗ trợ và tìm ra các giải pháp cho vấn đề của mình.

Kết luận
Đây là kỹ năng đóng vai trò quan trọng trong mọi mặt. Bạn cần biết điều hoà cảm xúc để có thể làm việc hiệu quả hơn, mở rộng khả năng thăng tiến. Bạn cũng cần biết ứng xử trong cuộc sống cá nhân vì những mối quan hệ quý giá không phải tự nhiên mà có được.
